9 sai lầm phổ biến mà các nhà quản lý cần tránh khi quản lý doanh nghiệp

  • by

9 sai lầm phổ biến mà các nhà quản lý cần tránh khi quản lý doanh nghiệp

Trở thành một nhà  quản lý doanh nghiệp bạn  phải đối mặt với nhiều thách thức không ngờ và đưa ra những quyết định quan trọng. Tuy nhiên, để tiến xa hơn trên con đường thành công, các nhà lãnh đạo cần biết những sai lầm thường gặp và tránh chúng. Hãy cùng khám phá 9 sai lầm phổ biến cần tránh dưới đây để dẫn đường cho doanh nghiệp của mình đi đúng hướng nhé!

1. Không thấu hiểu thị trường và đầu tư sai lĩnh vực

Sai lầm đầu tiên trong quản lý doanh nghiệp đó là đầu tư sai lĩnh vực. Điều này có thể dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hoặc thiếu sự cạnh tranh trên thị trường. Do đó, nhà quản lý cần phải đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn lĩnh vực kinh doanh.
Ví dụ, các công ty như Apple và Samsung đã đầu tư mạnh vào sản xuất điện thoại di động và họ đã thành công với sản phẩm này. Tuy nhiên, Blackberry đã không đầu tư đúng lĩnh vực và đã bị thất bại trong việc cạnh tranh với Apple và Samsung.
Thấu hiểu thì trường là một bước quan trọng trong kinh doanh thành công. Các chủ doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian và nguồn lực của mình để tìm hiểu thị trường, nhất là trong giai đoạn lập kế hoạch triển khai. Điều đó giúp doanh nghiệp bạn xác định rõ khách hàng tìm năng, đối thủ cạnh tranh và tìm ra hướng phát triển, thâm nhập vào thị trường mong muốn.
Trong một bài viết trên tờ The Huffington Post, tác giả David S. Bunton có viết: “Nếu không nắm được những thông tin cần thiết, chiến lược phát triển của doanh nghiệp có thể đi sai hướng, ảnh hưởng đến những giá trị lâu dài mà doanh nghiệp xây dựng. Có một vài ví dụ điển hình khi các công ty nhỏ vội vàng mở thêm hệ thống cửa hàng sau khi có được những thành công ban đầu. Tuy nhiên họ không những không phát triển kinh doanh mà còn tạo thêm nhiều chi phí nặng nề, đương nhiên hiệu quả kinh doanh cũng không như mong đợi”.

2. Không quản lý dữ liệu chặt chẽ

Trong thời đại mà hành vi trộm cắp thông tin đang diễn ra ngày càng phổ biến thì một trong những việc quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải lưu tâm là hoàn thiện hơn hệ thống bảo mật cho kho dữ liệu của mình. Trong một thảo luận trên diễn đàn mở American Express, Rieva Lesonsky – một chuyên gia về doanh nghiệp nhỏ và là phó giám đốc, tổng biên tập của công ty Entrepreneur Media Inc. đã trích dẫn một cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy có đến 69% các chủ doanh nghiệp nhỏ thường “không biết hoặc không tin rằng công ty sẽ trải qua một tác động tài chính tiêu cực nếu như dữ liệu của họ bị mất hoặc bị đánh cắp”. Cuộc khảo sát này cũng cho thấy 40% trong số họ không có bất cứ một biện pháp nào để bảo mật dữ liệu của mình và 33% không đưa ra các chương trình đào tạo cho nhân viên về vấn đề bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu.

Có thể nói “đây không chỉ là một thói quen xấu, mà còn là một mối hiểm họa”, Lesonsky cho biết, “Tất cả các doanh nghiệp cần phải thường xuyên sao lưu dữ liệu của họ, xây dựng các chính sách để nhân viên sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và internet, cũng như cần phải cài đặt các phần mềm quản lý nhằm theo dõi và bảo vệ hệ thống của họ”.
Sai lầm trong quản lý doanh nghiệpSai lầm cần tránh trong quản lý doanh nghiệp 

3.Không trao quyền cho nhân viên

Sai lầm trong quản lý doanh nghiệp đầu tiên là không tin tưởng trao quyền cho nhân viên. Trao quyền cho nhân viên là phân bổ một phần trách nhiệm của cấp trên cho nhân viên của mình. Cho phép nhân viên được quyền tự hành động và ra quyết định trong phạm vi công việc nhất định. 
Không phải nhà quản lý nào cũng sẵn sàng làm điều này. Bởi lẽ, nhà quản lý thường lo sợ rằng nhân viên sẽ không thể đảm nhận trách nhiệm này hoặc hoàn thành không tốt phần công việc của mình. Tuy nhiên, nếu không trao quyền cho nhân viên, nhà quản lý khó có thể thấy được toàn bộ năng lực làm việc của cấp dưới. Từ đó, không thể đánh giá chính xác được năng lực nhân viên và phân bổ công việc phù hợp.

4.Không công nhận năng lực của nhân viên

Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn được cấp trên công nhận năng lực thông qua sự cố gắng trong công việc. Nhà quản lý làm ngơ hoặc phủ nhận những đóng góp của cấp dưới khiến sự bất mãn xảy ra thường xuyên. Trong thời gian dài, đây là lý do gây ra cảm giác chán nản, không có động lực và nghỉ việc của nhân sự.
Đối với sai lầm trong quản lý doanh nghiệp này, nhà quản lý cần dành sự quan tâm nhiều hơn cho nhân viên của mình. Xây dựng chính sách khen thưởng hợp lý và cổ vũ tinh thần làm việc giúp nâng cao năng suất lao động của cá nhân nói riêng, đội nhóm nói chung.

5.Không áp dụng công nghệ

Không áp dụng công nghệ như một bước thụt lùi của bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời đại 4.0. Công nghệ đã và đang góp mặt trong mọi hoạt động đời sống nói chung. Do đó, đây được xem là một phần không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp hiện nay.
Lựa chọn công nghệ phù hợp với mô hình kinh doanh mang lại quy trình quản lý tinh gọn. Áp dụng công nghệ không chỉ giúp loại bỏ quy trình thủ công, mà còn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó, gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
quản lý doanh nghiệpKhông áp dụng công nghệ vào quản lý doanh nghiệp 

6. Không xây dựng các mối quan hệ bền vững

Với chủ doanh nghiệp, họ không chỉ phải thiết lập các mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác, mà còn phải xây dựng môi trường nội bộ thân thiết, bền vững. Nếu không có được lòng tin, sự yêu mến và lòng trung thành từ phía nhân viên, chủ doanh nghiệp khó có thể duy trì được năng suất làm việc của họ và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Thực tế, các chủ doanh nghiệp cần phải dồn thời gian để liên kết và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với nhân viên của mình, tuy nhiên thì nhiều người trong số họ lại chỉ quan tâm đến năng suất và “lao đầu” vào việc kiếm tiền mà không hề biết đến sự tồn tại của những người đang làm việc cùng mình. Chính sự thờ ơ đó có thể khiến họ vấp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là không thể giữ chân được những nhân tài, người lao động giỏi.

7. Đặt những kỳ vọng sai lầm

Trong một doanh nghiệp, người chủ luôn vẽ ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển trong tương lai và những lợi ích có được để tạo động lực cho nhân viên. Điều đó là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, bức tranh ấy phải được vẽ nên dựa trên thực tế. Nếu quá ảo tưởng và viễn vông, chủ doanh nghiệp khó có thể khiến mọi người tin vào điều đó.

Trong thảo luận về “các vấn đề khơi mào từ việc kỳ vọng sai lầm” trên Fox Business, Rohit Arora – Giám đốc điều hành Biz2Credit chia sẻ, “Quán cà phê mới của bạn sẽ vượt qua Starbucks trong kinh doanh? Có lẽ là không. Thật ngớ ngẩn khi tin rằng công ty của bạn có thể dẫn đầu thị trường chỉ qua một đêm. Chỉ có việc đầu tư “hàng tá” cho quảng cáo và PR có thể làm được điều đó, còn truyền miệng thì phải cần có thời gian để xây dựng. Khách hàng cần tìm hiểu thông tin về sản phẩm, thậm chí là dùng thử vài lần trước khi quyết định lựa chọn doanh nghiệp. Hãy lên kế hoạch cho sự phát triển bền vững bằng cách cung cấp những giá trị tốt nhất”.

8. Không chú trọng công tác truyền thông 

Truyền thông xã hội, truyền thông nội bộ… là công việc bắt buộc mà những doanh nghiệp muốn thành công cần phải làm tốt trong thời buổi hiện nay. Việc truyền thông tốt không chỉ giúp doanh nghiệp gắn kết được nhân viên trong nội bộ mà còn giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.
Giữa sự phát triển của internet và kinh doanh online như hiện nay thì bất cứ doanh nghiệp nhỏ nào cũng đều cần có sự hiện diện trên mạng. Một trang web đơn giản với chút ít thông tin là chưa đủ, chủ doanh nghiệp cần phải đầu tư một cách bài bản cho “bộ mặt trực tuyến” của mình để tận dụng lợi thế và các cơ hội kinh doanh trên thị trường rộng lớn này.
Thiết kế website bán hàng nên bắt đầu từ thấu hiểu những gì khách hàng mong muốn: Thông tin về sản phẩm, tin tức, hướng dẫn, những giá trị lợi ích...

9. Tạo ra một sự tắc nghẽn thông tin

Khi một chủ doanh nghiệp nhỏ trở nên căng thẳng, họ có xu hướng tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết những vấn đề tồn đọng. Một ví dụ điển hình là việc bị “thắt nút cổ chai” trong quá trình ra quyết định. Khi xảy ra điều này, quyết định có thể không được thực hiện, gây ra một sự tắc nghẽn thông tin từ trên xuống dưới khiến cả nhân viên và khách hàng của bạn khó chịu. Bằng cách thuê đúng người và đảm bảo tất cả mọi người đều thông suốt về mục tiêu tổng thể, bạn sẽ cho phép doanh nghiệp của mình phát triển mạnh mẽ.

Trên đây là những sai lầm mà các nhà quản lý doanh nghiệp cần tránh để đảm bảo việc phát triển kinh doanh của mình. Đến đây thì bạn có thể cân nhắc đầu tư vào phần mềm quản lý doanh nghiệp để giảm áp lực quản lý, bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp của mình. Hãy đăng ký sử dụng miễn phí tại đây nhé!
 
Chia sẻ bài viết này

Dòng thời gian

Dòng thời gian
  • Tháng 7 2024
  • Tháng 6 2024
  • Tháng 5 2024
  • Tháng 4 2024
  • Tháng 3 2024
  • Tháng 2 2024
  • Tháng 1 2024
  • Tháng 12 2023
  • Tháng 11 2023
  • Tháng 10 2023
  • Tháng 9 2023
  • Tháng 8 2023
  • Tháng 7 2023
  • Tháng 6 2023
  • Tháng 10 2021
  • Tháng 9 2021
  • Tháng 8 2021
  • Tháng 4 2021
  • Tháng 3 2021
  • Tháng 6 2020
  • Tháng 5 2020
  • Tháng 4 2020
  • Tháng 3 2020
  • Tháng 2 2020
  • Tháng 1 2020