Mô hình hoạt động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng trải qua
Hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp khác nhau là doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có cùng mô hình hoạt động. Cùng tìm hiểu mô hình hoạt động đơn giản với 4 bước quan trọng như sau:
Bước 1. Marketing
Marketing là bước quan trọng đầu tiên trong mô hình hoạt động của mỗi một doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu thì những việc họ cần làm là sử dụng “Marketing” để tiếp cận khách hàng này, nhằm mục đích sàng lọc ra những khách hàng có nhu cầu - khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Bước 1 - Marketing
Để hiểu rõ hơn về 7 tầng khách hàng của doanh nghiệp, gồm có khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng… thì bạn có thể tham khảo bài viết 7 bước để có được trung thành.
Những công việc mà bước “Marketing” có thể làm bao gồm: gửi SMS, Email, Tổng đài, đồng thời kết hợp các kênh bán hàng khác như Facebook, Zalo,... các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...Doanh nghiệp cũng có nhiều cách Marketing khác nhau như tự Marketing, thuê ngoài hay sử dụng các phần mềm chăm sóc khách hàng.
Bước 2. Bán hàng
Bước thứ 2 trong mô hình hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng trải qua đó là “Bán hàng”, khi đã sàng lọc ra được những khách hàng tiềm năng, có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Bước này được coi như là cơ hội kinh doanh của bạn.
Bước 2 - Bán hàng
Doanh nghiệp thực hiện các công việc như liên hệ khách hàng, tư vấn sản phẩm, báo giá, gửi phụ lục, ký hợp đồng...với khách hàng. Bước “Bán hàng” này càng quan trọng nếu sản phẩm của công ty bạn không phải là hàng thiết yếu, bạn cần một quá trình tư vấn để khách hàng hiểu được tác dụng cũng như thôi thúc mong muốn mua hàng.
Bước 3. Thực hiện
Bước thực hiện là bước thứ 3 trong mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi bạn đã thuyết phục được khách hàng tiềm năng mua hàng của doanh nghiệp mình, chúng ta chuyển sang bước “Thực hiện”.
Bước 3 - Thực hiện
Bước thực hiện này thường gồm các công việc cụ thể như sau: cài đặt, chuyển giao, giao hàng, đào tạo,... tuỳ thuộc vào nghiệp vụ của từng doanh nghiệp.
Nhiều người nghĩ bán được hàng cho khách hàng là đã xong, điều đó hoàn toàn sai lầm. Bạn cần phải thực hiện bước “Thực hiện” theo đúng kế hoạch, tiến độ trong hợp đồng. Nếu bước này diễn ra sai, chậm, doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể bị huỷ hợp đồng, đền bù hay bị mất uy tín.
Bước 4. Chăm sóc khách hàng
Quy trình chăm sóc khách sau bán hàng là một trong những bước rất quan trọng. Bước thứ 4 này thường gồm các công việc chính như bảo hành, bảo trì, giải quyết khiếu nại, chăm sóc khách hàng bằng SMS, Email,...
Bước 4 - Chăm sóc khách hàng
Dù khách hàng đã hoàn thành mua hàng thì bước thứ 4 của mô hình hoạt động của doanh nghiệp cũng vô cùng cần thiết và tuyệt đối không thể bỏ qua. Chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn củng cố chắc chắn sự hài lòng từ đối tác và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tránh tình trạng lãng quên, bỏ rơi khách hàng do nhân viên giao dịch thiếu cập nhật thông tin thường xuyên. Bên cạnh đó, các khách hàng sau giao dịch còn có tiềm năng trở thành kênh quảng cáo tiết kiệm và hiệu quả cao cho bạn và công ty.
Một khách hàng hài lòng về sản phẩm của bạn họ sẽ nói với 4 người khác nhưng nếu họ không hài lòng, họ sẽ nói với 10 người khác. Do đó, bất cứ bước nào trong mô hình hoạt động của doanh nghiệp cũng rất quan trọng và không thể bị bỏ qua.
Như vậy, chúng ta vừa cùng tìm hiểu về Mô hình hoạt động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng trải qua. Dù là bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, mong rằng các bạn cũng có những kiến thức chuẩn nhất về mô hình hoạt động của doanh nghiệp mình để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
Dùng thử Miễn Phí phần mềm quản lý Ezmax CRM ngay tại: