9 bước để có bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

  • by

9 bước để có bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo



Doanh nghiệp tìm cách đi đến đỉnh núi thì kế hoạch kinh doanh chính là con đường giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Bất cứ một mục tiêu nào cũng cần một bản kế hoạch kinh doanh. Ở bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu 9 bước để doanh nghiệp có được bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo!

Bước 1. Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo

 

Jack Ma đã từng nói: “Vấn đề đầu tiên của khởi nghiệp không phải là tiền mà là ý tưởng. Bạn cần cho thấy mình có thể làm tốt hơn, hoặc làm những điều mà người khác không làm được. Khi có đồng đội tốt, ý tưởng tốt thì sẽ có tiền”.

Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo
Ý tưởng giống như linh hồn khi bạn bắt đầu lập bản kế hoạch kinh doanh mẫu, đó là nền tảng để bạn thành công, là mục tiêu mà bạn muốn xây dựng. Muốn có mẫu kế hoạch kinh doanh thì hãy tìm cho mình một ý tưởng độc đáo. Bạn đừng sợ nó phi lý, vì quan trọng là bạn có chứng minh được điều đó không. Nhà thiên văn học Galileo Galilei đã chứng thực được trái đất quay quanh mặt trời điều mà người ta cho rằng điên rồ trước đó. 
Thế nên việc tìm ra một ý tưởng mới mẻ quyết định đến hơn 50% sự thành công của bạn.

Bước 2. Đặt ra các mục tiêu

 

Nếu kế hoạch kinh doanh là con đường thì mục tiêu chính là điểm đầu và điểm cuối của con đường đó. Nhìn vào một mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ vẽ ra một kế hoạch kinh doanh đầy đủ. Càng liệt kê các mục tiêu một cách cụ thể và chi tiết thì sẽ càng góp phần tạo nên kế hoạch kinh doanh hoàn hảo hơn, là cơ sở động lực để thực hiện.

Bước 3. Nghiên cứu và phân tích thị trường

 

Ông cha ta từ ngàn đời xưa đã dạy: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”
Thương trường như chiến trường. Trong xã hội hiện đại, doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường.

Nghiên cứu và phân tích thị trường
Nếu doanh nghiệp bạn có mục tiêu sản xuất điện để cung ứng trong nước thì bản kế hoạch của bạn đã bị sai ngay từ bước thứ 3 này rồi. Nước ta vẫn còn độc quyền sản xuất và phân phối điện, nên doanh nghiệp bạn không thể làm được điều này. Hiểu rõ thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, hiểu tập khách hàng mục tiêu của mình, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh là quan trọng để lập một bản kế hoạch kinh doanh.

Bước 4. Lập mô hình SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

 

Cách viết bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất là lập mô hình SWOT
Khi đã hiểu được đối thủ của mình rồi, bạn cần hiểu rõ mình như thế nào. Mô hình SWOT là công cụ tuyệt vời giúp bạn làm điều đó, nó được biết đến nhiều trong việc phân tích kinh doanh và định hướng marketing cho doanh nghiệp. Bạn cần vận dụng mô hình SWOT vào doanh nghiệp mình để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp, từ đó lên kế hoạch kinh doanh.

Lập mô hình SWOT

Bước 5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

 

“Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình
Muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”
Điều này hoàn toàn đúng khi bạn lập ra kế hoạch kinh doanh. Bạn cần người cùng chung chí hướng, bạn cần những nhân viên chuyên môn khác nhau. Bạn không phải là người giỏi mọi thứ, nếu có giỏi mọi thứ thì bạn cũng cần những người đồng hành để tiết kiệm thời gian. Giờ đây, có nhiều vấn đề phát sinh ra, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh với sự phân chia công việc hợp lý, những ai, bộ phận nào sẽ chịu trách nhiệm để đạt được những mục tiêu cụ thể đó. Hãy xác lập mô hình kinh doanh của mình!

Bước 6. Lập kế hoạch Marketing

 

Marketing giúp doanh nghiệp bạn được biết đến nhiều hơn và giúp bán được nhiều hàng hơn. Nhiều doanh nghiệp rất thành công trong các chiến dịch Marketing, có thể kể đến như Durex, Coca Cola, Red Bull,..

Đừng quên quảng bá, truyền thông thương hiệu, đây là bước có vẻ không liên quan nhưng thực chất nó rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của bạn.
Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing, một chiến lược dài hơi, linh hoạt và nhất quán sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn, đây cũng là một trong những hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch kinh doanh khôn ngoan nhất!

Bước 7. Lập kế hoạch quản lý nhân sự

 

Nếu doanh nghiệp của bạn càng ngày càng có nhiều nhân viên thì việc quản lý các nhân viên về lương, thưởng, chấm công, đo lường hiệu quả công việc gần như là không thể nếu chỉ quản lý trên excel. Bạn cần lập một kế hoạch quản lý nhân sự bao gồm lên kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kĩ năng cho nhân viên.

Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Phần mềm quản lý nhân sự HRM được tin tưởng ứng dụng vào để quản lý toàn bộ vấn đề nhân sự tiền lương.

Bước 8. Lập kế hoạch quản lý tài chính

 

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận, do đó thu chi của doanh nghiệp cần phải rõ ràng và minh bạch. Tất cả những khoản thu - chi đều cần đưa vào bản kế hoạch cụ thể, tránh việc thất thoát, không kiểm soát được lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bước 9. Kế hoạch thực hiện

 

Khi đã xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, giờ là lúc bạn vạch kế hoạch triển khai từng bước, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều theo chuẩn quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn, nếu có thay đổi thì phải luôn dự trù để mọi thứ không rối tung lên. Để đạt được kế hoạch kinh doanh đó, bạn cần phải đưa ra những kế hoạch nhỏ hơn cho từng năm, từng tháng, từng bộ phận. Chỉ khi cố gắng đạt được những kế hoạch nhỏ hơn đó thì bạn mới có thể hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Như vậy, chúng ta vừa cùng tìm hiểu 9 bước để lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Vạch rõ con đường đi sẽ giúp doanh nghiệp vận dụng các nguồn lực một cách chính xác để đạt được những mục tiêu đó. Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ biết cách lên kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, góp phần tạo phát triển sự nghiệp của bạn.
Dùng thử Miễn Phí phần mềm quản lý Spa Ezmax ngay tại: 

 
Chia sẻ bài viết này

Dòng thời gian

Dòng thời gian
  • Tháng 7 2024
  • Tháng 6 2024
  • Tháng 5 2024
  • Tháng 4 2024
  • Tháng 3 2024
  • Tháng 2 2024
  • Tháng 1 2024
  • Tháng 12 2023
  • Tháng 11 2023
  • Tháng 10 2023
  • Tháng 9 2023
  • Tháng 8 2023
  • Tháng 7 2023
  • Tháng 6 2023
  • Tháng 10 2021
  • Tháng 9 2021
  • Tháng 8 2021
  • Tháng 4 2021
  • Tháng 3 2021
  • Tháng 6 2020
  • Tháng 5 2020
  • Tháng 4 2020
  • Tháng 3 2020
  • Tháng 2 2020
  • Tháng 1 2020